Nhiều năm đi dạy học, tôi vẫn nói với sinh viên của tôi sau mỗi lớp giảng: “Tôi được ôn lại bài; tôi có thêm nghiên cứu; tôi học ở các em sự hồn nhiên, trẻ trung và vui tươi”. Tuy nhiên, cũng có một số đứa thì có nỗi buồn, chẳng hạn như tài chính, tình cảm, giận hờn, tự kỷ, trầm cảm, tai nạn và những bất hạnh khác. Tôi nói với tụi nó là đau khổ một phần do mình. Tôi xin trích hai câu chuyện:

Câu chuyện số 1: Hình như trước khi mình đau khổ, mình đâu có đau khổ, vẫn sống.

Có một vị thương gia sau nhiều năm lập nghiệp kiếm được rất nhiều tiền và đã thành công. Tuy nhiên, trong thời gian giãn cách xã hội, khiến anh ta bị phá sản, nợ nần chồng chất. Cuối cùng không tìm ra cách giải quyết, anh ta bèn ra bờ sông định kết liễu cuộc đời.

Nửa đêm anh lần mò ra bờ sông, chợt nhìn thấy một người thiếu nữ xinh đẹp đang ngồi than khóc thảm thương, động lòng hiếu kỳ anh đến hỏi cô gái:

-Có chuyện gì mà đêm khuya thanh vắng cô ngồi khóc một mình ở đây?

-Cô gái buồn bã nói trong nghẹn ngào uất ức: “Em bị người yêu bạc đãi, nên không còn muốn sống nữa, bởi vì không có anh ấy em không thể nào sống nổi”.

Vị thương gia vừa nghe xong liền lập tức dùng lời khuyên nhủ: “trước khi quen bạn trai, em vẫn bình thường sống một mình mà!”.

Cô gái vừa nghe xong liền thức tỉnh và cám ơn chàng thương gia rối rít, sau đó bỏ ngay ý định tự tử.

Lúc đó cô gái quay sang hỏi vị thương gia: “còn anh sao nửa đêm ra đây để làm gì?”

Vị thương gia (hoãn việc tự tử) hổ thẹn quá, đành nói dối: “anh chỉ dạo mát, ngắm trăng, nhìn dòng sông thơ mộng”. Vị thương gia suy nghĩ là trước kia mình cũng hai bàn tay trắng mà.

Chàng thương gia và cô gái cả hai đều đánh mất chính mình, nên trong cuộc mưu sinh phải chịu vật vã trong khổ đau, thậm chí, đến đường cùng đành chọn giải pháp quyên sinh. Vì trước khi mất mát, chúng ta đâu có gì? Vẫn sống vui vẻ mà?

Câu chuyện số 2: Đau khổ do sự ngu si chấp thân làm ngã.

Ốc sên con một hôm thắc mắc hỏi mẹ: “Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng, vừa cứng trên lưng như thế mà các loài khác không có như vậy?”.

Ốc sên mẹ nói: “Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, nên phải mang cái vỏ cứng bên ngoài để bảo vệ thân này”.

Ốc sên con: “Chị sâu róm không có xương, tại sao chị ấy không cần đeo cái vỏ như mình vậy hả mẹ?”.

Ốc sên mẹ: “Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm nhờ có đôi cánh nên tung bay đó đây và nhờ bầu trời bảo vệ”.

Ốc sên con: “Ủa sao! Cô giun đất cũng không có xương, cũng không biến hóa được, tại sao cô ấy không đeo cái vỏ như mình vậy mẹ?”.

Ốc sên mẹ: “Vì cô giun có khả năng chui xuống đất được, nên lòng đất sẽ che chở cô ấy”.

Nghe mẹ nói như thế, ốc sên con vừa khóc, vừa nói: “Loài ốc chúng ta thật bất hạnh hơn các loài khác, bởi vì không có bầu trời bảo vệ, và lòng đất cũng chẳng che chở cho chúng ta. Vì vậy mà chúng ta phải đeo cái vỏ nặng nề này”.

Ốc sên mẹ nói: “chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân mình để được sống và tồn tại”.

Hình ảnh mẹ con ốc sên nói chuyện với nhau về cái vỏ bọc để che thân nó mang ý nghĩa do ngu si chấp thân làm ngã, nên phải bị đọa vào loài ốc sên để chịu quả báo.

Loài bướm, loài giun được ví như các tín đồ cuồng tín không hiểu lẽ đúng sai của cuộc đời, nên chấp nhận đấng tối cao giáng họa để sống một đời mê muội chẳng hiểu biết gì.

Con người hơn các loài vật là ở chỗ là, nếu gặp người khác chỉ dạy nhắc nhở hoặc tự chiêm nghiệm và suy xét nên dễ nhận ra sự sai xót của mình mà thức tỉnh trở lại. Tuy nhiên, một số người “thích” làm loài bướm, loài giun; một số đông hơn thì “tự nguyện” làm ốc sên.
——————————————
Các bạn cảm âm “Dấu chân địa đàng” để yêu đời, yêu người, hướng thiện, hướng thượng, hòa hợp với vạn vật và vũ trụ.

Tôi có chút suy đoán là Việt Nam có 3260 km đường biển. Thì đáng lẽ con thuyền là biểu tượng cho sức mạnh và vẻ đẹp chứ không phải con tuấn mã. TQ thì toàn là lục địa, di chuyển bằng ngựa, cho nên con ngựa là sức mạnh bành trướng. Tôi cho rằng chúng ta do bị 9 chúa và 13 triều Nguyễn đóng cửa; do bị ảnh hưởng những năm tháng đô hộ TQ; cho nên mượn luôn con ngựa làm hình ảnh. Trong bài hát trên có hình ảnh con ngựa.