Một trong những ngộ nhận của người giảng viên là cứ giảng và mặc nhiên người học tiếp thu 100%. Công việc giảng dạy của thầy là cung cấp, lấp đầy kiến thức chuyên môn và tri thức tổng quát cho người học. Câu chuyện này giống như bơm nước vào các cái chai đồng đều nhau.

Thực ra mức độ tiếp thu của các em khác nhau, giống như cái chai không đồng đều:

(1) có cái miệng chai rất to (học một hiểu mười);

(2) có cái miệng chai rất nhỏ (tiếp thu rất chậm);

(3) có cái miệng chai to, nhưng cái đít chai bị lủng, vô bao nhiêu chảy ra ngoài hết, không có gì đọng lại;

(4) có cái miệng chai đậy nắp, không sẵn sàng đón nhận tri thức;

(5) dung tích của những cái chai khác nhau, có những cái chai đã có sẵn nước rồi;

(6) có những miệng chai rất nhỏ, nhưng cũng làm ra vẻ là rất to.

Như vậy, vấn đề đặt ra là nâng cao hiệu quả giảng dạy.

(i) Chúng ta phải có bài kiểm tra đầu khóa học để có thể nhận biết “những cái chai”. Trong bài kiểm tra có trọng số tri thức chuyên môn, tri thức tổng quát và chỉ số thông minh (IQ).

(ii) Kế đến là thiết kế bài giảng phù hợp. Tốc độ giảng, mức đưa thông tin, mức độ phức tạp của bài giảng, tâm lý lứa tuổi và các khuynh hướng tâm lý thời đại, phải là khác nhau ở từng lớp học và đối tượng học;

Để có thể giúp trẻ thông minh thì phải (i) hài hước với trẻ (ii) cho trẻ nghe nhạc từ bé (iii) tập cho bé tập trung lo lắng cho từng tình huống phát sinh và (iv) bé thuận tay trái thì có thiên bẩm thông minh.

Bảng đồ chỉ số thông minh trên thế giới.